Saturday, May 20, 2017

Chúa Jesus Tóc Đỏ ?

Chúa Jesus Tóc Đỏ Chúa Giê Su Tóc Đỏ Chúa Giê-su có tóc Đỏ Chúa Giêsu với Tóc đỏ
Các bức họa mô tả chân dung Chúa Giê Su thay đổi rất nhiều tùy vào nền văn hoá Kitô giáo khác nhau. Một số vẫn cho thấy Chúa Giêsu tóc nâu mắt xanh, tượng trưng cho nền văn hoá của họ, trong khi những người khác lại cho rằng Chúa Giê-su giống người Ả Rập. Một số thậm chí còn cho rằng Chúa Jesus là người da đen.

Mặc dù có nhiều màu sắc về Chúa Kitô trong các biểu tượng qua nhiều năm, nhưng có một điểm đặc biệt vắng mặt ngay cả trong thần thái chủng tộc Ấn-Âu chủ yếu thường mô tả Chúa Ki Tô. Đó là điều mà Quỹ Bảo tồn Nhà Thờ Anh Quốc đã tìm cách sửa chữa vào ngày Chủ Nhật Quốc Gia Củ Gừng hay Chủ Nhật Quốc Gia Tóc Đỏ.
Trước ngày lễ Củ Gừng hay ngày lễ Tóc Đỏ, nhóm phát hành bức ảnh kính màu của gương mặt Chúa Giê Su với mái tóc vàng dâu bồng bềnh xuất hiện trong Nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Sunderland, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Anh. Mặc dù không phải nói đó là bằng chứng dứt khoát về nguồn gốc của Chúa Giê-su. Theo The Mirror, đó là Chúa Giêsu Tóc Đỏ duy nhất được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong Vương quốc Anh.

Đấng KiTô tóc Đỏ là một phần của cấu trúc nhà thờ trong hơn 150 năm. Thiết kế lần đầu tiên bởi nghệ sĩ kính màu William Wailes nổi tiếng vào năm 1857, anh đã vẽ lại hình ảnh Chúa Giêsu giống như trong các nhà thờ trên khắp đất nước nhiều lần. Sự biểu hiện đặc biệt này của Đức Ki Tô, vì một lý do nào đó, dường như đã xuất hiện một cách khác biệt, mặc dù không rõ là Wailes đã đưa ra một quyết định có ý thức để miêu tả Chúa Jesus củ gừng (Chúa Giê-su Tóc Đỏ) - hoặc nếu chỉ có một lỗi nào đó trong quá trình nghệ thuật.
Mặc dù khả năng Chúa Giê Su Tóc Đỏ là rất thấp về mặt thống kê, nhưng có một khả năng là hình ảnh kính màu này có thể mang lại một số sự thật về điều đó. Rốt cuộc, Chúa Giêsu được mọi người tin rằng có nguồn gốc Do Thái và ngày nay còn có những người Do Thái tóc Đỏ.
Illustration by Josie Jammet
Trong thời cổ đại và thời trung cổ ở Châu Âu, có thể có một mối liên hệ thậm chí mạnh mẽ hơn giữa người Do Thái và người Tóc Đỏ. Điển hình là Esau, Vua David, Shylock và Judas thường được mô tả với mái Tóc đỏ, nổi bật lên nhờ nguồn gốc Trung Đông của dân Do Thái, theo Ernest Abel, tác giả của các Bệnh Di Truyền người Do Thái: A Layman’s Guide.

"Có một tỷ lệ cao hơn về người Do Thái Tóc Đỏ hơn bạn có thể mong đợi từ thực tế rằng họ đến từ Trung Đông và hầu hết mọi người ở Trung Đông có mái tóc màu tối."
người Do Thái Tóc Đỏ
Nếu Chúa Jesus có Tóc Đỏ, ông ấy sẽ là một trong số khoảng 1 đến 2 phần trăm dân số ngày nay mang gien di truyền bị đột biến đó.

Nguồn http://www.inquisitr.com/1867433/was-jesus-christ-a-ginger-church-conservation-group-releases-controversial-depiction/
[Hình ảnh qua Giáo Hội Chúa Ba Ngôi và Thư viện Hình ảnh / Getty Images của De Agostini]

Sunday, May 14, 2017

Ca Dao Tục Ngữ Do Thái về Mẹ

Ca Dao Tục Ngữ Do Thái về Mẹ
Ca Dao Tục Ngữ của người Do Thái về Mẹ

Thiên Chúa không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài tạo ra người mẹ. Tục ngữ Do Thái
Got hot nit gekent zayn imetum, hot er beshafn mames. “God couldn’t be everywhere, so He created mothers.”

Friday, May 12, 2017

Sự tạo thành chữ Quốc ngữ

Đóng góp của Thiên Chúa giáo Người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ Quốc Ngữ là Alexandre de Rhodes linh mục Công Giáo gốc Do Thái

Ths. Phạm Thị Thanh Huyền, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trích đoạn từ bài 'Một số đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam (thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 20)'

Sự tạo thành chữ “Quốc ngữ”

Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đối với văn hoá Việt Nam, tất nhiên đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ.

Động cơ chủ yếu và trước hết của các giáo sĩ Thừa sai khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là để phục vụ cho cuộc truyền giáo.

Xuất phát từ mục đích để hoạt động truyền giáo có hiệu quả nên các Thừa sai đã Latinh hoá tiếng Việt để tạo ra một loại văn tự mới đó là chữ Quốc ngữ.

Chữ Quốc ngữ ra đời chính xác vào thời gian nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được, nhiều người cho rằng thời điểm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là khoảng từ năm 1620 đến năm 1651, công lao đầu tiên thuộc về các nhà truyền giáo dòng Tên. “Thời gian đầu, từ 1615 - 1663, chỉ có các nhà truyền giáo dòng Tên đến làm việc trong vùng đất Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, đã cùng nhau đóng góp vào công trình tạo ra chữ Quốc ngữ. Năm 1651 in sách Quốc ngữ. Sau đó còn nhiều công trình do nhiều người đã làm cho thứ chữ này hoàn chỉnh hơn, phổ biến hơn suốt từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX”.

Lúc đầu, chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm nhưng chưa định hình, chưa phản ánh một cách khoa học và trung thực cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt, còn chịu ảnh hưởng sâu đậm tiếng nói và chữ viết của người Bồ Đào Nha, người Ý, người Pháp. Ví dụ: để ghi từ “sách”, người ta viết sayc, để ghi từ “nước mặn”, người ta viết nuocman, để ghi từ “ông nghè”, người ta viết ungue, ungué, ungné, ounghe, oungueh…. Hay người ta viết ũ để ghi vần ung (ví dụ cũ = cung), viết oũ để ghi vần ông, (ví dụ soũ = sông). Nhưng dần dần qua nhiều lần cải tiến, chữ Quốc ngữ đã đạt đến dạng hoàn chỉnh như ngày nay.

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng người có công đầu tiên tạo ra chữ Quốc ngữ là Thừa sai Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha. Pina sinh năm 1585 tại Guarda, gia nhập dòng Tên lúc 20 tuổi.

Ông đến Đàng Trong năm 1617, “là nhà truyền giáo đầu tiên biết Tiếng Việt, cũng là tu sĩ dòng Tên đầu tiên soạn một tập nhỏ về chính tả cùng các dấu thinh của tiếng Việt và năm 1622 bắt đầu soạn ngữ pháp tiếng Việt”.

Qua nghiên cứu cuốn sách “Công trình của một số nhà tiên phong Bồ Đào Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt nam cho đến năm 1650” của Roland Jacque (nhà ngôn ngữ học người Pháp), Nguyễn Phước Tương cũng cho rằng “chúng ta có đủ cơ sở khoa học để kết luận rằng giáo sĩ dòng Tên đầu tiên có công trình phiên âm tiếng Việt thành chữ Quốc ngữ chậm nhất vào năm 1623, trước khi Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào năm 1624, có tên gọi là “Nhập môn tiếng Đàng Ngoài” là Francisco de Pina”.

Sau Francisco de Pina, phải kể đến giáo sĩ Gaspar d’Amaral, người đã biên soạn cuốn “Từ điển Bồ - Việt” vào những năm 1636 - 1645, và giáo sĩ Antonia de Barbosa, ông đã biên soạn cuốn “Từ điển Việt - Bồ” trước khi Alexandre de Rhodes biên soạn và in cuốn “Từ điển Việt - Bồ - Latinh” vào năm 1651.

Nhưng người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đó chính là Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ). Ông sinh năm 1593 tại tỉnh Avignon, nước Pháp, là người gốc Do Thái.

Năm 1612, Alexandre de Rhodes gia nhập vào dòng Tên ở Rôma, năm 1618, ông được thụ phong linh mục khi mới tròn 25 tuổi.

Những công trình đáng kể của Alexandre de Rhodes là “Từ điển Việt - Bồ - Latinh” (Dictionarum Anamiticum Lusitanum et Latinum) và cuốn “Phép giảng tám ngày” (Cathechimus). Cả hai cuốn đều được đúc chữ và ấn hành ở Rôma vào năm 1651. Có thể coi đây là hai cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vẫn được coi là tài liệu cơ bản để học tập và nghiên cứu tiếng Việt qua chữ Quốc ngữ.

Các thế hệ Thừa sai sau Alexandre de Rhodes tiếp tục theo gương ông biên soạn các loại từ điển tiếng Việt có bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Đáng kể là năm 1838, một cuốn từ điển mới, đối chiếu hai thứ tiếng Việt - Latinh, Latinh - Việt có ghi thêm chữ Nôm bên cạnh chữ Quốc ngữ, được gọi là “Nam Việt dương hiệp tự vị” (Dictionarium anamitico latinum) do Giám mục Taberd biên soạn, được xuất bản ở Serampur - Ấn Độ. Về cơ bản, chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có dạng thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Đó là một trong những tài liệu cơ sở được dùng để nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XIX.

Tóm lại, chữ Quốc ngữ đã trải qua một quá trình liên tục cải tiến để được hoàn chỉnh như ngày nay, song chúng ta không thể phủ nhận công lao đầu tiên sáng tạo ra hình dạng của nó thuộc về các Thừa sai Thiên Chúa giáo, nhất là các thừa sai dòng Tên gốc Bồ Đào Nha.

Kể từ lúc ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ đã dần dần được hoàn thiện từng bước nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo như in kinh bổn và các sách giáo lý. Nó cũng là phương tiện ghi chép những hoạt động của các giáo sĩ và giáo dân. Như vậy, trải qua hơn hai thế kỷ sau khi ra đời, phạm vi sử dụng của chữ Quốc ngữ chỉ hạn chế trong khuôn khổ nhà thờ và giáo dân.

Cùng với việc xâm chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp chủ trương mở rộng việc phổ biến chữ Quốc ngữ để đào tạo tay sai thừa hành và đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền lừa bịp.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ (1867), chữ Quốc ngữ được chính thức dạy ở các trường “tân học” ở Nam Kỳ.

Ngày 22/2/1869, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định “Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1869, tất cả các giấy tờ chính thức đều sẽ được viết và công bố bằng mẫu tự Âu châu”. Chủ ý của chính sách này đã được Giám mục Puginier nói ra một cách rõ ràng: “Sau khi đạo Thiên Chúa đã được thiết lập, tôi coi việc bãi bỏ chữ Hán và thay thế trước tiên bằng chữ Quốc ngữ, sau bằng chữ Pháp, là một phương pháp rất chính trị, rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông… Một khi đã đạt được kết quả to lớn đó, chúng ta đã đoạt được từ Trung Quốc phần lớn ảnh hưởng ở xứ An Nam và giới nho sĩ An Nam vốn rất thù ghét sự thiết lập thế lực Pháp sẽ bị tiêu diệt dần dần”.

Điều này đã gây ra sự ác cảm của các sĩ phu đối với chữ Quốc ngữ, vì họ cho rằng đấy là “chữ của Tây”, không học “abc” cũng có nghĩa là bất hợp tác với Tây.

Cụ Đồ Chiểu đã kiên quyết không cho con cái đi học thứ chữ này. Trong phong trào Cần Vương và các phong trào khác của văn thân sĩ phu yêu nước, chữ Hán và chữ Nôm được coi là những vũ khí tinh thần lợi hại để chống lại thực dân Pháp.

Tuy vậy, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một số văn bản Quốc ngữ ghi lại các truyện Nôm như Kiều, Lục Vân Tiên, Quốc sử diễn ca và một số bản dịch tiếng Việt các sách kinh điển Nho học như Trung dung, Đại học in bằng chữ Quốc ngữ. Cũng trong thời gian này, một số tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên đã được lưu hành như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, Chuyến đi thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi…

Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục đưa chữ Quốc ngữ vào các hoạt động nhà nước và xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc bình định và cai trị của chính quyền thực dân. Một viên Thống sứ đã viết trong bản tường trình: “Việc truyền bá chữ Quốc ngữ chỉ có thể coi là rất có lợi cho sự mở rộng ảnh hưởng của chúng ta trong xứ này và làm cho quan hệ của chúng ta với người bản xứ được dễ dàng…”. Tuy nhiên, thực dân Pháp cũng chủ trương không nên xoá bỏ hoàn toàn chữ Nho vì cho rằng chữ Nho sẽ góp phần đắc lực trong việc duy trì tình trạng lạc hậu về mọi mặt của xã hội Việt Nam.

Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức vận động cách mạng, đã ra sức cổ động cho việc học tập và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trong tập “Văn minh tân học sách” do Hội xuất bản năm 1907, khi nêu 6 việc cần phải xúc tiến để mở mang dân trí, việc sử dụng rộng rãi chữ Quốc ngữ được đặt lên hàng đầu.

Có thể nói, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc ta. Trước khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, ở Việt Nam đã tồn tại chữ Hán và chữ Nôm.

Trong suốt một thời gian dài, chữ Hán được sử dụng như một văn tự chính thức của nước ta. Mặc dù vậy, giữa chữ Hán và tiếng Việt vẫn có một sự khác biệt rất căn bản. Người Việt Nam chỉ viết và đọc chữ Hán nhưng không nói ngôn ngữ Hán. Các văn bản bằng chữ Hán nếu muốn cho người Việt hiểu được phải thông qua phiên dịch. Vì thế, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm theo phương pháp hình thanh và hội ý của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Nhưng chữ Nôm vẫn là một văn tự quá phức tạp, lại không được các triều đình phong kiến Việt Nam ủng hộ nên nó chưa đạt tới trình độ chuẩn xác và thống nhất cao giữa các địa phương.

Trong khi đó chữ Quốc ngữ lại có khả năng biểu thị chính xác bất kỳ âm thanh nào của tiếng Việt, cấu tạo lại đơn giản, dễ học, dễ nhớ, người Việt chỉ cần học 3 tháng là đã có thể sử dụng được chữ Quốc ngữ. Do đó, chữ Quốc ngữ ra đời đã kết thúc thời kỳ kéo dài sự cách biệt giữa tiếng Việt và chữ viết. Đây là lý do quan trọng nhất khiến cho chữ Quốc ngữ ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi và có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá Việt nam các thời kỳ sau này. Nguồn http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_studies/page9.shtml