Sunday, June 13, 2021

Tư tưởng biện chứng và tư duy hợp lý của người Do Thái

Tư tưởng biện chứng và tư duy hợp lý của người Do Thái: Tiến sĩ Sam Lehman-Wilzig cho tui biết rằng một trong những cách tiếp cận đáng chú ý đối với cách học tập của người Do Thái là biện chứng. Kinh Thư Talmud không phải là Luật Pháp mà thay vào đó là một bản tóm tắt khổng lồ của những cuộc tranh luận. Người Do Thái được khuyến khích để xem xét các quan điểm và những góc nhìn khác nhau của một vấn đề, và người do thái đã được dạy là phải đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ, bao gồm cả Luật Pháp, tư duy Logic của thầy giáo, và hệ thống niềm tin của chính bản thân mình. Các ông thầy Rabbi đã phát triển các nguyên tắc tranh luận, toàn bộ hệ thống đặt câu hỏi mà người Do Thái đã sử dụng trong 2.000 năm trong các cuộc đấu khẩu trong hai lãnh vực là tôn giáo và thế tục.

Biện chứng không phải là một phát minh của người do thái: Biện chứng thực ra là một bí kíp học hỏi mà người Do Thái đã vay mượn từ người Hy Lạp và triết học Hi Lạp. Sự kết hợp này là phương pháp luận Socrates Do Thái. Những dấu vết về sự ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp hiển nhiên được thấy trong bữa ăn nhậu vào ngày Lễ Vượt Qua nơi mà người cha Do Thái nằm trên gối ( tương tự như người Hy Lạp ) trong khi nhi đồng Do Thái trẻ tuổi nhất đặt Tứ Câu Hỏi. Phương pháp học này là rất độc đáo trong thời Trung Cổ, so với các truyền thống "có thẩm quyền" của Công giáo Châu Âu.

Tiến sĩ Sanford Aranoff, Giáo sư Khoa học và Toán học tại Đại học Rider, đã chuyển tải cho tôi một thông điệp tương tự. Theo quan điểm của ông, Do thái giáo dựa trên các nguyên lý của tư duy hợp lý. ( Tư duy hợp lý bắt đầu với các nguyên tắc đã được nêu rõ, tiếp tục với các khoản khấu trừ hợp lý, và sau đó xem xét bằng chứng thực nghiệm để có thể sửa đổi các nguyên tắc )

Các kỹ năng phân tích, các tuyệt chiêu chiến lược được phát triển trong cả hai tư duy biện chứng và tư duy phản biện của người Do Thái là một thành phần quan trọng của các bài kiểm tra chỉ số thông minh IQ, và cũng rất là cần thiết trong những nghề nghiệp về pháp luật, hàn lâm, khoa học và công nghệ kỹ thuật.



No comments:

Post a Comment